Viêm mũi – thuốc co mạch và những lưu ý khi sử dụng.

Khi gặp những triệu chứng điển hình của viêm mũi như nghẹt mũi, sổ mũi, lựa chọn đầu tiên của đa số người bệnh là sử dụng thuốc co mạch. Tuy nhiên, dùng thuốc này sao cho khoa học, dùng trong bao lâu, liều lượng thế nào… thì không phải ai cũng biết.


Viêm mũi – thuốc co mạch và những lưu ý khi sử dụng - 1
Thuốc co mạch càng dùng càng hại
Hiện nay nhiều người cho rằng: Nếu bị ngạt mũi, khó thở… do viêm mũi chỉ cần nhỏ các thuốc loại co mạch sẽ nhanh chóng hết ngạt, dễ thở và dễ chịu ngay. Vì thế, thuốc co mạch nghiễm nhiên được coi là “bảo bối”, “vật bất ly thân” của không ít người bị viêm mũi, viêm xoang mạn tính. Tuy nhiên, việc sử dụng như bảo bối “vật bất ly thân” liệu đã đúng?
Thuốc co mạch dùng trong điều trị viêm mũi, viêm xoang được biết đến với cơ chế tác dụng đó là gây co mạch tại chỗ, từ đó làm giảm hiện tượng sưng nề, xung huyết và xuất huyết, giúp dịch đọng trong khoang mũi và hốc xoang đào thoát nhanh hơn, làm cho mũi trở nên thông thoáng và dễ thở hơn.
Trên thị trường hiện nay, có hai dạng bào chế chính đó dạng thuốc nhỏ mũi và thuốc xịt mũi với hoạt chất chính xylometazolin. Thuốc được các bác sỹ khuyến cáo chỉ nên sử dụng trung bình trong 5-7 ngày/đợt điều trị vì nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ dẫn đến hiện tượng khô niêm mạch mũi, ngạt mũi nhiều hơn, làm giảm tính đàn hồi của mạch máu trong niêm mạc mũi, làm hư hệ thống màng nhầy - lông chuyển. Do đó, việc đáp ứng của niêm mạc mũi đối với thuốc ngày càng giảm, tạo nên bệnh viêm mũi do thuốc ngạt mũi kéo dài.
Vì vậy đối với bệnh nhân viêm mũi, viêm xoang mạn tính việc sử dụng thuốc co mạch điều trị trong thời gian dài được xem là “càng dùng càng hại”.
 
Viêm mũi - sử dụng thuốc sao để an toàn?
Vì thuốc co mạch có nhiều dạng (viên uống, thuốc nhỏ, xịt mũi…) thành phần lại khác nhau nên người bệnh cần hết sức lưu ý về liều lượng cũng như thời gian sử dụng.
Với thuốc uống: Các thuốc cường giao cảm dùng riêng lẻ (Ephedrin) hay phối hợp trong thuốc cảm (Pseudoepherein, Phenylephrin, Phenylpropanolamin) thường giúp co mạch, giảm sung huyết, phù nề, ngạt mũ. Nhưng cũng do tính cường giao cảm mà chúng có thể gây ra các tác dụng phụ như: tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, đau thắt ngực, nhức đầu, khó ngủ, chán ăn, run chân tay…Vì thế, không nên dùng các thuốc này cho người có những bệnh: tăng huyết áp, đau thắt ngực do bệnh mạch vành, cường tuyến giáp, đái tháo đường…
Do đó, để an toàn và hiệu quả hơn cho mọi đối tượng bệnh nhân, các bác sỹ khuyên rằng: Người bệnh nên ưu tiên sử dụng các thuốc điều trị viêm mũi mạn tính bằng thảo dược, nhất là các thuốc được ứng dụng bào chế từ bài thuốc cổ phương nghìn năm Tân Di Tán và bài thuốc gia truyền trăm năm của lương y Trần Đồng.
Nhờ có Tân Di (với thành phần hóa học có chứa nhiều tinh dầu (0,5% – 2,86%) chủ yếu là eugenol, foeniculin, magnoflorine, …ngoài ra  còn có flavonoid, anthocyanin, axit oleic… là những hoạt chất rất hữu hiệu trong điều trị bệnh viêm mũi, xoang mạn tính) làm chủ vị, kết hợp với các dược liệu trị viêm mũi đầu bảng như Bạch Chỉ, Cảo Bản … nên thuốc thảo dược này vừa có tác dụng co mạch, làm loãng chất nhầy, vừa giúp giảm nhanh các triệu chứng: sổ mũi, nghẹt mũi, chống viêm, giảm đau… hiệu quả. Đặc biệt, thuốc có thể sử dụng lâu dài mà không lo nhờn thuốc hay tái phát.
Với thuốc nhỏ, xịt mũi: Lúc đầu, do cơ chế cường giao cảm nên các thuốc này sẽ giúp co mạch tại chỗ, chống phù nề, đỡ nghẹt mũi ngay, dễ chịu. Tuy nhiên, càng về sau hiệu quả thuốc càng suy giảm hoặc không còn vì vậy các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở sẽ sớm quay trở lại.
Do đó, để tránh bị sung huyết nặng, người bệnh không nên dùng nhiều lần và liên tục thuốc co mạch. Người bệnh chỉ nên dùng liều vừa đủ, một đợt dùng nhiều nhất không quá 7 ngày. Nếu dùng thuốc này liên tục 3 ngày không đỡ, bệnh nhân cần dừng thuốc và đi khám bác sĩ.
Trong trường hợp viêm mũi quá nặng, gây nghẹt, khó thở kéo dài, bệnh nhân cần sử dụng ngaythuốc xịt mũi từ thảo dược với các thành phần Hoa Ngũ Sắc, Tân Di Hoa và Thương Nhĩ Tử. Với tác dụng kép: Chống viêm, diệt khuẩn – chống phù nề, nghẹt mũi, thuốc xịt mũi thảo dược nêu trên hoàn toàn có thể dùng lâu dài, giúp loại bỏ dịch nhầy và phục hồi ổ viêm một cách tối đa.
                                                                                                                                     (Theo Khám phá)
Viêm mũi – thuốc co mạch và những lưu ý khi sử dụng. Viêm mũi – thuốc co mạch và những lưu ý khi sử dụng. Reviewed by mp3aid on 8:23 PM Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.