Kỹ năng chụp ảnh tĩnh vật

Chụp ảnh tĩnh vật không khó như chụp ảnh chân dung và quảng cáo. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các thiết bị phụ trợ như bàn đặt vật thể, cách sử dụng đèn flash, lập hoặc thuê studio... và đặc biệt là phải nắm vững kỹ thuật chụp ảnh.
fg
Khi chụp cận cảnh tĩnh vật, nhiếp ảnh gia phải tạo được độ sâu của trường bức ảnh. (Geocities)
Chụp ảnh chân dung và quảng cáo cần chuẩn bị khá công phu, còn chụp tĩnh vật thì lại khá đơn giản! Một công cụ không thể thiếu được là chiếc bàn được thiết kế với chiều dài phù hợp đề chụp và chiếu sáng. Kiểu bàn này rất lý tưởng để chụp những vật có kích thước trung bình như lọ hoa. Phần lớn loại bàn tốt đều có bề mặt trắng đục, làm bằng chất dẻo đặc biệt, đường cong hướng lên trên để tạo cảm giác nghiêng mềm mại. Khi chụp, những đường cong góc rộng này sẽ giúp thợ ảnh tạo ấn tượng về không gian 3 chiều đằng sau tĩnh vật. Mặt dưới bàn mờ đục cũng có tác dụng khi chiếu sáng phía dưới để loại bỏ bóng hay những hiệu ứng không mong đợi.
Những chiếc bàn chất lượng tốt sẽ thích hợp với hậu cảnh có kích thước bằng nửa tờ giấy để chụp những màu nhất định. Kiểu này được áp dụng khu chụp ảnh chân dung hoặc chụp vật ở góc từ phía trên nhìn xuống, khi vật được đặt trên nền nhà.
Vai trò của thiết bị điều chỉnh ánh sáng
Trong trường hợp này, hướng và chất lượng ánh sáng là yếu tố quyết định vẻ đẹp của bức ảnh chụp tĩnh vật. Nếu hai yếu tố trên không được ổn thì chắc chắn bạn sẽ hoài công chụp. Không cần đến những thiết bị phản chiếu cỡ lớn, nổi bật dùng trong các rạp hát hay studio lớn hơn, bạn chỉ cần những vật có kích thước nhỏ gọn như một chiếc gương xinh xinh, một vài mảnh card màu trắng và màu mờ đục để làm ảnh sáng hơn hoặc chắn ánh sáng.
Nhờ vào kỹ năng, kinh nghiệm và sự sáng tạo của mình, các nhiếp ảnh gia vẫn có thể tạo nên những bức ảnh tuyệt vời khi sử dụng những dụng cụ khiêm tốn kể trên. Nếu muốn kiểm soát bóng ảnh, bạn hãy sử dụng một chiếc lều nhỏ chuyên dụng. Công cụ này có kình khối vuông hoặc hình khối nón, làm bằng ni-lông trắng trong suốt dùng để đựng vật chụp. Khi được chiếu sáng từ ngoài vào với ánh đèn flash, chất nylon nhẹ trắng sẽ có tác dụng như một thiết bị tán sáng khổng lồ và có tác dụng phóng to vật chụp lên rất nhiều lần.
Một trong những kỹ năng mà các nhiếp ảnh gia hay dùng khi chụp thực phẩm là sử dụng cả flash và ánh sáng ấm áp của đèn tungsten để tạp độ sáng hấp dẫn hơn cho bức hình. Khi thiết bị đo độ sáng flash hoạt động, tốc độ chớp sẽ được cài đặt chậm hơn, ví dụ như 1/8 giây, cho phép bộ cảm biến ảnh ghi lại ánh sáng yếu ớt của đèn tungsten và sau đó phản chiếu lại và tăng cường độ ngay khi flash được bật lên. Thao tác này nhất thiết phải được tiến hành trong bóng tối.
Kỹ thuật chụp hình cận cảnh cho macro studio
Khi chụp cận cảnh tĩnh vật trong studio, các nhiếp ảnh gia sẽ phải giải quyết vấn đề không mấy dễ dàng, đó là tạo đủ độ sâu của trường cho bức ảnh. Các loại flash cho studio được thiết kế đa dạng về cường độ ánh sáng với mức giá cao cho loại mạnh và thấp dẫn cho loại yếu hơn. Với đèn flash cường độ thấp, khi chụp cận cảnh sẽ không cho đủ ánh sáng để tương thích với giá trị độ mở của ống kính chuẩn nhằm tạo độ sâu cho trường ảnh. Trong tình huống này, có thể vật và chiếu flash nhiều lần đồng thời để cửa trập camera ở chế độ B/T và sử dụng chức năng cộng hưởng ánh sáng cho đến khi đạt được giá trị độ mở ống kính mong muốn.
Khi thực hiện thao tác trên, không được sử dụng bất kỳ loại đèn nào xung quanh, kể cả đèn model. Nếu tăng số lượng flash lên gấp đôi thì chỉ cần chới một lần bạn đã có thể tăng được độ mở ống kính và sau 8 lần chiếu liên tiếp bạn sẽ chuyển từ f/8 lên tới f/22. Để thực hiện thao tác này. Trước hết phải mở cửa trập và dùng tay nhấn nút escape để chiếu flash.
Trong trường hợp tĩnh vật có kích thước nhỏ bé, cần chuẩn bị khá công phu. Với những vật thể có kích thước không vượt quá khổ giấy A4, bạn cần thay đổi một chút cách tiếp cận cũng như thiết bị phụ trợ. Đối với vật thể nhỏ bé này, bạn cần để ý sao cho đứng ngoài tầm ánh sáng khi đo độ sáng và cự ly. Trong trường hợp này, thiết bị điều chỉnh ánh sáng chuẩn sẽ rất hữu dụng và để tương thích với đèn snoot hoặc tấm chắn sáng, bạn nên tinh giảm những chi tiết đi kèm. Như vậy, số lượng chi tiết càng gọn thì chất lượng ảnh càng cao. Tuy nhiên, bạn cũng cần cân nhắc khi lựa chọn những thứ sẽ đưa lên hình để có được bức ảnh đẹp nhất.
Với một độ sâu hạn chế của trường ảnh, bạn cũng phải cực kỳ thận trọng khi lựa chọn điểm trọng tâm của hình. Để tăng tối đa độ sâu hạn hẹp của trường ảnh, bạn hãy chọn chế độ manual focus trên camera kỹ thuật số, nên để điểm trọng tâm tại giá trị chính xác giữa điểm cận nhất và xa nhất của hình.
Tác dụng của những thiết bị mini
Cặp thấu kính phóng đại chuyên dụng sẽ là trợ thủ đắc lực khi bạn chụp cận cảnh. Thiết bị này được thiết kế để đưa hình dạng của các vật thể về với kích thước thông thường và cho phép người sử dụng tiếp cận vật gần hơn so với bất kỳ chế độ zoom nào. Nhờ đó, bạn có thể xem kỹ kiểu dáng, chi tiết của vật thể nhỏ bé mà bằng mắt thường không thể thấy được. Để làm nổi hơn nữa kết cấu của vật thể, bạn nên định vị sao cho ánh sáng chiếu nghiêng dọc bề mặt của nó.
Cần có kỹ năng nhất định mới có thể chụp được cảnh macro. Tuy nhiên, cách bố trí, sắp xếp lại còn phức tạp hơn. Nếu bạn chưa có ý tưởng độc đáo có thể đến các cửa hàng bán đồ lưu niệm để chọn những vật xinh xinh hoặc vào các trang trực tuyến như www.shellmuseum.co.uk để đặt mua qua mạng.
Với việc chụp ảnh trong studio, bạn có thể tận dụng thời gian và chuẩn bị kỹ lưỡng để sáng tạo và hoạt động có hiệu quả cao hơn rất nhiều. Nên thiết lập một bộ sưu tập những vật ngộ nghĩnh độc đáo để làm mẫu chụp. Nếu còn do dự. bạn có thể thuê 1 studio gần nhà trong ngày để thử. Việc này sẽ trở nên dễ dàng và tiết kiệm hơn nhiều nếu mời thêm được bạn bè và đồng nghiệp cùng sở thích đi cùng. Hơn nữa, các bạn có thể hỗ trợ và tư vấn cho nhau trong khi chụp ảnh. Hãy tạo một bước đột phá với studio tại gia để tận dụng sở trường cũng như khả năng sáng tạo và niềm say mê nghệ thuật nhiếp ảnh của bạn.
(Theo XHTT)
Kỹ năng chụp ảnh tĩnh vật Kỹ năng chụp ảnh tĩnh vật Reviewed by mp3aid on 5:02 AM Rating: 5

No comments:

Powered by Blogger.